Cảng Sài Gòn, chỉ có một!

Thứ Tư, tháng 9 30, 2009

Renault _ Cộng Hòa _ Thống Nhất

Lang thang, tìm được vài mẩu tin:

Một.
(Wiki-sửa đổi lần cuối lúc 01:20, ngày 22 tháng 5 năm 2009) Sân vận động Thống Nhất là một sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1975 sân này có tên gọi là “Tự Do” và sau đã được đổi lại thành “Sân vận động Thống Nhất” như ngày nay. Sân có sức chứa 25000 người, là nơi tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao, đặc biệt là môn bóng đá. Đây cũng là sân nhà của đội bóng “Thép Miền Nam - Càng Sài Gòn” đội đang chơi tại V-league giải đấu cao nhất ở Việt Nam và là nơi tổ chức thường xuyên của giải LG Cup. Địa chỉ: 138 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10 Điện thoại: (08)8557865.

Hai.
SAIGON, Ngày 27-6-1974- Hội Nam Hoa (Hongkong) sẽ đến Saigon đấu giao hữu hai trận tại sân Cộng Hòa vào những ngày 29 và 30 Tháng Sáu 1974.
Hai trận cầu giao hữu quốc tế này sẽ do Ủy Ban Quốc Gia Thể Thao Thế Vận VN tổ chức với sự phối hợp và yểm trợ kỹ thuật của Tổng Cuộc Túc Cầu Việt Nam.
Về chương trình các trận đấu tại sân Cộng Hòa vào chiều Thứ Bảy, 29 Tháng Sáu 1974, hồi 14g30 thanh niên quận II đấu với thanh niên Champa và hồi 16g00 Nam Hoa (Hongkong) đấu với Cảnh Sát Quốc Gia.
Vào Chúa Nhật 30 Tháng Sáu 74, 14g30 thanh niên Văn Hóa Quân Ðội đấu với thanh niên Nguyễn Trãi và lúc 16g00 Nam Hoa (Hongkong) đấu với Tổng Tham Mưu.
Vé vào cửa có ba loại: 2.000đ, 600đ và 300đ.
Vé Trung Ương giá 2.000đ có bán trước từ ngày 27 Tháng Sáu 1974 từ 8g00 đến 8g30 tối mỗi ngày tại Ủy Hội Quốc Gia Thể Thao/Thế Vận Hội VN 37 Hồng Thập Tự Saigon. ÐT: 24.171. Vận động trường Cộng Hòa Nguyễn Kim SG 10. ÐT: 37.987 và nhà buôn Mỹ Sports, 39 Nguyễn Trãi SG 5. ÐT 53.393.
Vé Cánh và Bình Dân 600đ và 300đ bắt đầu bán từ 8g ngày 29 Tháng Sáu 74 tại các ngã tư chung quanh sân vận động Cộng Hòa.
Tất cả thẻ Thường Trực và thẻ Cầu Thủ do Tổng Cuộc Túc Cầu VN cấp phát mùa 1972-1974 đều có hiệu lực trong hai trận cầu này.
(NGUOI VIET Ngày Này Năm Cũ - Ngày 27-6 - http://www.nguoi-viet.com/)

Ba.
Tôi theo cha đến sân Thống Nhất (TP.HCM) lúc còn niên thiếu từ khi nơi này vẫn còn mang tên sân vận động Cộng Hòa. Thời đó, tôi say sưa với giọng tường thuật phát thanh của ông Huyền Vũ và xem không chán những cuộc trình diễn của các tên tuổi như Ngôn 1, Ngôn 2, Tư Lê, Trung “đầu hói”, Vinh “đầu hói”, Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn…, đặc biệt nhất là Tam Lang. Chính hình ảnh người trung vệ đội trưởng áo trắng Tam Lang và không khí cổ động đặc sệt chất Sài Gòn ở khán đài B dù mưa dù nắng đã nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu không bao giờ phai nhạt đối với đội bóng Cảng Sài Gòn sau này…(Duyên Trường_báo Tuổi Trẻ, Thứ tư , 3 / 6 / 2009, 3: 58 (GMT+7))
***
Không phải là Nhà hát của những giấc mơ, không phải là Công viên của các hoàng tử (Parc des Princes), không phải là đấu trường La Mã (Stadio Roma) … Đơn giản đó chỉ là sân Thống Nhất.

CSGer_Dj:
1. Khoảng năm 1929 – 1931, người Pháp cho xây dựng một vận động trường tại Chợ Lớn. Sân này được đặt theo tên của viên chủ tỉnh tên là Renault. Sau năm 1945, đổi thành sân Cộng Hòa. Là sân nhà của các đội như Ngôi Sao Chợ Lớn, Việt Nam Thương Tín, AJS (Association de la Jeunesse sporttive)…


2. Khoảng tháng 9/1975, GĐ Sở TDTT Lê Bửu cố vấn cho ông Võ Văn Kiệt đổi tên thành Thống Nhất (chỗ này có hai ý kiến khác nhau: Lê Bửu nói đổi tên đúng dịp 2/9 những Nguyễn Nguyên thì bảo sau đó hai tháng)
3. Cổng chính đi vào khán đài A nằm trên đường Nguyễn Kim (Vì trụ sở của HFF đặt bên đường Đào Duy Từ nên mới lấy 138 làm địa chỉ), khán đài B,D đi cổng này luôn. Còn khán đài C thì đi cổng Tân Phước. Bữa nào đi xem đá banh mà quên xin vợ vài xị, vài chai thì để cái điện thoại di động lại mới về nếu lỡ đi cổng này.


4. Trước khi có Mỹ Đình, Thống Nhất là sân vận động lớn và hiện đại nhất Việt Nam (Sân Cần Thơ tuy có hơn 50.000 chỗ nhưng chỉ để đua xe gắn máy). Những năm 90, được cải tạo lên thành 25 ngàn chỗ ( khán đài B,C,D đều là chỗ nằm) được dùng làm nơi thi đấu bóng đá cấp thành phố, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, còn là nơi tổ chức các giải đấu điền kinh trong nước và quốc tế. Lúc bấy giờ Thống Nhất là sân Vận động Quốc Gia, mãi đến 2003 mới lấy Mỹ Đình (40.000 chỗ) làm natiolal stadium.


5. Đợt sửa chữa lớn gần đây đã để lại nhiều tai tiếng. TPHCM đăng cai tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ V, năm 2006. Nhưng phải dời bộ môn điền kinh ra Đà Nẵng thi đấu vì không có đường chạy đúng chuẩn. Mãi đến cuối tháng 6/2007, mới cải tạo xong tất cả các hạng mục của sân Thống Nhất. Tổng kinh phí lên đến 14 tỷ đồng. Nhưng chỉ đến tháng 10/2008 thì lại lầy lội.


6. Ở giải vô địch quốc gia Việt Nam từ 1980, đây là sân nhà của Cảng Sài Sòn ( sau này là TMN-CSG, CLB TpHCM), Hải Quan, Sở Công Nghiệp, Công an TpHCM… Cá biệt, Thể Công cũng tính lấy sân này làm sân nhà (mùa ?) nhưng bị CĐV phản đối. Ở giải hạng nhất, là sân nhà của Bưu Điện, Ngân hàng Đông Á, Đá Mỹ Nghệ, Saigon United….


7. Ngoài những trận đấu tranh giải chính thức, sân Thống Nhất có những trận giao hữu lừng danh:
- Trận giao hữu Hải Quan (Quan Thuế cũ) 3 – 1 Ngân Hàng (Việt Nam Thương Tín cũ) ngày 2/9/1975. Đây là trận đấu đầu tiên trên sân Thống Nhất sau ngày 30/4/1975.
- Trận giao hữu Tổng Cục Đường Sắt 2 – 0 Cảng Sài Gòn, ngày 7/11/1976. Đây là cuộc chạm trán đầu tiên giữa bóng đá hai miền sau ngày thống nhất đất nước.
- Trận giao hữu cựu tuyển thủ Miền Nam – Malaysia ( không nhớ rõ, chỉ có điều phía bạn đòi phải có mặt cho bằng được Đỗ Thới Vinh tức Vinh “đầu sói”).
- Chia tay Tam Lang : cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn (1975-2003) – Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, ngày 23/9/2003.
- Chia tay Thế hệ vàng Việt Nam 3 – 3 Thái Lan , ngày 3/9/2005.
- Giao hữu Cựu tuyển thủ (mở rộng) Việt Nam 1–2 Pháp, ngày 8/4/2008.
- Giao hữu U-22 VN 2-4 Brazil ISC , 19h ngày 31/10/2008.
8. Lần đầu tiên kể từ khi giải Vô địch quốc gia Việt Nam ra đời năm 1980, mùa bóng 2010 sẽ không có đội nào lấy làm sân nhà.

Thứ Sáu, tháng 9 25, 2009

Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn và những huyền thoại
THÀNH TÍCH
QUỐC GIA:
1. Vô địch Quốc gia (V-League):
- 4 lần Vô địch (1986, 1993-1994, 1997, Strata V-league 2001-2002)
- 2 lần hạng ba (1991, 1995)
- 2 lần đạt giải phong cách (1999-2000, 2000-2001)
2. Cúp Quốc gia (Nation Cup):
- 2 lần vô địch (Samsungcup 1992, Pepsicup 2000)
- 3 lần hạng hai (1994, 1996, 1997)
- 1 lần đạt giải phong cách (1997)
3. Hạng Nhất Quốc gia:
- 1 lần vô địch (Picenza 2004)

KHU VỰC:
- Vô địch bóng đá Đại hội Thể thao 3 nước Đông Dương (1990)
- Hạng hai Cúp Liên Cảng Quốc tế lần I – 1992
- Vô địch Cúp Liên Cảng Quốc tế lần II – 1994
- Tham dự Cúp C2 Châu Á (1993, 2001)
- Tham dự Cúp C1 Châu Á (1998)
- Vô địch bóng đá tại Hội thao các cảng biển ASEAN – APA SPORT lần thứ 7-2000.

GIẢI VÔ ĐỊCH CÁC ĐỘI MẠNH Ở MIỀN NAM:
- 2 lần vô địch (1985, 1988)
- 3 lần hạng hai (1986, 1989, 1990)

GIẢI A1 TP.HỒ CHÍ MINH:
- 4 lần vô địch (1977, 1978, 1979, 1982)
- 3 lần hạng hai (1980, 1984, 1985)
- 1 lần hạng ba (1983)
- 5 lần đạt giải phong cách TDTT XHCN (1976, 1977, 1978, 1982).

GIẢI KHÁC:
- Vô địch Cúp Liên đoàn Bóng đá Bình Dương (1997)
- 2 lần vô địch Cúp Truyền hình Bình Dương (1997, 1999)
- Vô địch Cúp An Giang (2003)

CÁ NHÂN:
- Kiện tướng : Dương Văn Thà
- Vua phá lưới: Hà Vương Ngầu Nại (1989, 1991), Hồ Văn Lợi (2002), Elenildo De Jesus (2006)
- Quả Bóng Vàng (Báo SGGP): Võ Hoàng Bửu (1996)
- Quả Bóng Vàng 50 năm AFC (độc giả Tuổi Trẻ Online 2004): Phạm Huỳnh Tam Lang

http://www.csgfc.org/gallery.html
Thế hệ đầu tiên của đội bóng đá CSG (1975-1985)


Ban Huấn luyện:
- Chỉ đạo viên: Lê Văn Xinh (P.Gđ Cảng), Hoàng Lương Thiện. Từ năm 1979 là Huỳnh Công Dân (Trưởng Phòng Hành chánh Tổng hợp – CSG).
- Huấn luyện viên: Nguyễn Thành Sự.
Đội hình
- Thủ môn: Lưu Kim Hoàng, Trần Văn Tây, Lý Văn Thành.
- Hậu vệ: Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Tấn Trung, Lê Đình Thăng, Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Thành Thuận, Lê Thành Tường, Lạc Phước Hải, Huỳnh Đình Phi, Nguyễn Phúc.
- Tiền vệ: Nguyễn Thành Trọng, Dương Văn Hiền, Trần Văn Bạch, Nguyễn Văn Mười, Cù Hè, Lê Văn Kịch (Khanh), Dương Văn Thà.
- Tiền đạo: Nguyễn Văn Ngôn, Lê Văn Tư (Tư Lê), Trần Văn Xinh, Nguyễn Văn Ngọc, Phan Hữu Phát, Nguyễn Văn Thòn, Hồ Thủy.

Thế hệ thứ hai của đội bóng đá CSG (1985-1995)
Ban Huấn luyện:
- Chỉ đạo viên: Hà Đăng Đương (Phó TGĐ Cảng Sài Gòn).
- HLV trưởng: Phạm Huỳnh Tam Lang.
- HLV phó: Dương Văn Thà
Đội hình
- Thủ môn: Nguyễn Hồng Phẩm, Nguyễn Văn Phụng.
- Hậu vệ: Hồ Văn Tam, Phan Huy Khải, Đặng Trần Phúc, Hà Vương Bửu, Nguyễn Huy Phước, Lê Hoài Thanh, Vương Diệu Thành, Võ Hoàng Tân.
- Tiền vệ: Nguyễn Thanh Tùng (Tùng Móm), Võ Hoàng Bửu, Lư Đình Tuấn, Hồ Văn Lợi, Trần Quan Huy, Nguyễn Văn Tám, Nguyễn Hoàng Châu.
- Tiền đạo: Nguyễn Văn Hòa, Đặng Trần Chỉnh, Hà Vương Ngầu Nại.

Thế hệ thứ ba của đội bóng đá CSG (1995-2005)

Ban Huấn luyện:
- Chỉ đạo viên: Nguyễn Xuân Thái (Thái Madam, Bà ngoại)
- Huấn luyện viên trưởng: Phạm Huỳnh Tam Lang
- Huấn luyện viên phó: Dương Văn Thà, Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm
- Săn sóc viên: Lý Văn Thành.
Đội hình
- Thủ môn: Nguyễn Văn Phụng, Lê Ngọc Thảo, Nguyễn Anh Dũng
- Hậu vệ: Trương Dương Minh Mẫn, Nguyễn Quang, Bu Kim Hoàng, Lê Thế Cường, Nguyễn Minh Hoàng, Lương Trung Tuấn (Tuấn Nhám), Cao Thanh Minh, Lê Hoài Thanh, Bùi Xuân Thủy, Trác Văn Tấn, Trần Anh Kiệt.
- Tiền vệ: Lư Đình Tuấn (Tuấn Nhím), Võ Hoàng Bửu ( Bửu Voi), Trần Quan Huy ( Huy Thẹo), Hồ Văn Lợi (Tếu Già), Trương Tấn Hải, Huỳnh Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Anh Dũng.
- Tiền đạo: Nguyễn Ngọc Thanh ( Thanh Đen), Huỳnh Hồng Sơn, Trình Hận Quốc Bảo, Trần Tấn Thông, Dương Minh Cường, Trịnh Công Minh.


THẾ HỆ THÉP MIỀN NAM – CẢNG SÀI GÒN
- HLV trưởng: Đặng Trần Chỉnh, Võ Hoàng Bửu ; Lư Đình Tuấn
- HLV Phó: Lê Hoài Thanh; Nguyễn Văn Phụng.
- Thủ môn: Nguyễn Anh Dũng, Klymenko Yurii, Đặng Phước Anh, Tô Vĩnh Lợi, Nguyễn Hoàng Duy, Hoàng Công Vương, Nguyễn Khoa Điển
- Hậu vệ: Trần Ngọc Đài, Phạm Lâm Minh Thông, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hồng Hải, Trương Hoàng Quốc Bảo, Balenko Oleksandr, Ngũ Chí Thắng (Thắng Củi), Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Nguyễn Hữu Đức, Lê Minh Nhuận ,
- Tiền vệ: Nguyễn Liêm Thanh ( Thanh Khùng), Bùi Xuân Thủy, Gnatenko Oleksandr, Hồ Văn Lợi, Trần Quan Huy (Huy Thẹo), Huỳnh Hồng Sơn, Nguyễn Tấn Chánh, Huỳnh Tâm Thiện Ngôn, Cao Tùng A Vĩ, Antonio, Nguyễn Minh Chuyên, Nguyễn Trung Kiên (NamĐịnh), Đặng Ngọc Tùng
- Tiền đạo: Nguyễn Ngọc Thanh (Thanh Đen), Lê Thanh Phong, Diachenko Yevgen, Elenido de Jesus, Tridade Martins, Huỳnh Ngọc Quang
- Tổng Giám đốc kiêm giám đốc điều hành (Kiêm phá hoại gia) : Lê Quang Nhật
(Có thể là bất công nhưng thế hệ này chưa thể gọi là huyền thoại dù vẫn có vài cầu thủ xuất sắc)



Thứ Năm, tháng 9 24, 2009

Original SaiGoner ?

Sài Gòn là vùng đất mới. 300 năm, Sài Gòn còn quá trẻ so với Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng ... Nhưng chắc chắn già hơn xứ Thủ, xứ dừa, lớn hơn cả Tân An, Gò Công , Đồng Tháp..
Sài Gòn có cả một lịch sử di dân. Đất lành nhơn chọn dừng chân. Vậy nên phải hiểu rằng : ở đất này, thật khó mà tìm được một dân Sài Gòn chính tông

Thử xem có bao nhiêu cầu chủ 100% CSG
Antonio Brasil
Balenko Oleksandr Ucraina
Cao Tùng A Vỹ Quảng Ngãi
Cù Hè Khánh Hòa
Đặng Trần Chỉnh Nha Trang
Diachenko Yevgen. Ucraina
Gnatenko Oleksandr Ucraina
Hồ Văn Lợi Q3
Hồ Văn Tam Q3
Hoàng Công Vương Lâm Đồng
Huỳnh Ngọc Quang GĐT-LA
Huỳnh Hồng Sơn Gò Vấp
Hứa Hiền Vinh CATP
Klymenko Yurii Ucraina
Lê Thanh Phong Bình Định
Lư Đình Tuấn Hà Nội
Lương Trung Tuấn Trà Vinh
Ngũ Chí Thắng Hải Quan
Nguyễn Hoàng Duy Bưu Điện
Nguyễn Hồng Hải Lâm Đồng
Nguyễn Hữu Đức Hải Quan
Nguyễn Hữu Đang Khánh Hòa
Nguyễn Liêm Thanh CATP
Nguyễn Minh Phương Bình Phước
Nguyễn Ngọc Thanh Quảng Ngãi
Nguyễn Phúc Nguyên Chương Hải Quan
Nguyễn Thanh Sơn Vĩnh Long
Nguyễn Văn Mười Kiên giang
Nguyễn Văn Phụng Quảng Ngãi
Nguyễn Văn Tuấn Bến Tre
Phạm Huỳnh Tam Lang Gò Công
Tô Vĩnh Lợi Bình Định
Trần Ngọc Đài CATP
Trình Hận Quốc Bảo Lâm Đồng
Võ Hoàng Bửu Bình Chánh
Võ Hoàng Tân Bình Chánh
Võ Phương Hải Đồng Nai
Đinh Cường Đồng Nai
Nguyễn Trung Kiên Nam Định
Elenido de Jesus Brasil
Tridade Martins Brasil

Danh sách này còn thiếu nhiều!

Thứ Sáu, tháng 9 04, 2009

Sài Gòn tôi yêu

Sài Gòn tôi yêu___(Minh Hương - Nhớ ... Sài Gòn - NXB TP.HCM, in lần thứ hai 1998, trang 9-13)
Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với bốn ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này vẫn còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách chăm sóc, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Sài Gòn không phụ ai hết. Người ta phụ Sài Gòn thì có! Không thể không yêu mảnh đất duyên dáng này được.
Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Ở trên đất địa này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khmer...mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.
Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây, được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh, rất bộc trực, chơn thành.
Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng. Có khi tết bím. Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo. Áo bà ba trắng, đính một túi nhỏ xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng. Mang giày bố trắng (giày vải, giày Ba-ta) hay xăng-đan da. Có người đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da, dạng chiếc xuồng hay hình hộp cá mòi. Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn. Cái đẹp thiệt đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thướt tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé. Cũng e thẹn, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây.
Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy (trước 1945) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá... Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mím chi, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay lộ cả hàm, tùy theo mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh.
Tuy phong cách tiếp cận người quen hay khách lạ có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng dân chủ. Không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm, tự ti...
Tuy nhiên, đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975....
Rõ ràng miền Nam là đất lành. Xưa kia, chim chóc ở đây nhiều vô số kể. Riêng miền Đông cũng lắm. Trong rừng già, rừng thứ sinh, rừng chồi, rừng sác, trên trảng cỏ và cả ở trong vườn, ngoài ruộng, trên bờ sông. Gầm ghì, cu xanh Phước Thái (Long Thành). Mỏ nhát, đa đa Bà Rịa, Long Hải...Miền Tây, đủ chủng loại. Võ vẽ, ốc cao, le le, bồng bồng, gà nước, cúm núm, vịt trời, trích, quốc...chim quí hiếm: sếu cổ đỏ Tam Nông, Đồng Tháp, Long Xuyên và những vườn chim nhung nhúc cò, quắm, vạc, diệc, cù đèn, già đẫy, nhan sen, cồng cộc Minh Hải, Đồng Tháp....
Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn, đứng ở góc độ mà xem xét, cũng là một đô thị hiền hòa. Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim. Đến mùa, một ít nhạn, én bay về trú đóng, dưới các mái nhà cao tầng, mái đình, mái chùa. Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sáo, vài chị vành khuyên, sắc ô, áo già...Nhiều nhứt là họ hàng se sẻ mà bây giờ cũng thấy thưa thớt dần. Trước kia, rất nhiều, cả cò, cả vạc xổng lồng trong Sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo. Những nòng súng hơi ác độc của những người vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến pháp luật đương bảo vệ thiên nhiên, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố.
Thành phố hiếm hoi chim chóc. Thì đã có người. Sài Gòn rộng mở và hào phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống. Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu.
Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người, nhứt là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.
Xóm Chợ Đũi, cuối tháng 12-1990