Cảng Sài Gòn, chỉ có một!

Thứ Tư, tháng 9 30, 2009

Renault _ Cộng Hòa _ Thống Nhất

Lang thang, tìm được vài mẩu tin:

Một.
(Wiki-sửa đổi lần cuối lúc 01:20, ngày 22 tháng 5 năm 2009) Sân vận động Thống Nhất là một sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1975 sân này có tên gọi là “Tự Do” và sau đã được đổi lại thành “Sân vận động Thống Nhất” như ngày nay. Sân có sức chứa 25000 người, là nơi tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao, đặc biệt là môn bóng đá. Đây cũng là sân nhà của đội bóng “Thép Miền Nam - Càng Sài Gòn” đội đang chơi tại V-league giải đấu cao nhất ở Việt Nam và là nơi tổ chức thường xuyên của giải LG Cup. Địa chỉ: 138 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10 Điện thoại: (08)8557865.

Hai.
SAIGON, Ngày 27-6-1974- Hội Nam Hoa (Hongkong) sẽ đến Saigon đấu giao hữu hai trận tại sân Cộng Hòa vào những ngày 29 và 30 Tháng Sáu 1974.
Hai trận cầu giao hữu quốc tế này sẽ do Ủy Ban Quốc Gia Thể Thao Thế Vận VN tổ chức với sự phối hợp và yểm trợ kỹ thuật của Tổng Cuộc Túc Cầu Việt Nam.
Về chương trình các trận đấu tại sân Cộng Hòa vào chiều Thứ Bảy, 29 Tháng Sáu 1974, hồi 14g30 thanh niên quận II đấu với thanh niên Champa và hồi 16g00 Nam Hoa (Hongkong) đấu với Cảnh Sát Quốc Gia.
Vào Chúa Nhật 30 Tháng Sáu 74, 14g30 thanh niên Văn Hóa Quân Ðội đấu với thanh niên Nguyễn Trãi và lúc 16g00 Nam Hoa (Hongkong) đấu với Tổng Tham Mưu.
Vé vào cửa có ba loại: 2.000đ, 600đ và 300đ.
Vé Trung Ương giá 2.000đ có bán trước từ ngày 27 Tháng Sáu 1974 từ 8g00 đến 8g30 tối mỗi ngày tại Ủy Hội Quốc Gia Thể Thao/Thế Vận Hội VN 37 Hồng Thập Tự Saigon. ÐT: 24.171. Vận động trường Cộng Hòa Nguyễn Kim SG 10. ÐT: 37.987 và nhà buôn Mỹ Sports, 39 Nguyễn Trãi SG 5. ÐT 53.393.
Vé Cánh và Bình Dân 600đ và 300đ bắt đầu bán từ 8g ngày 29 Tháng Sáu 74 tại các ngã tư chung quanh sân vận động Cộng Hòa.
Tất cả thẻ Thường Trực và thẻ Cầu Thủ do Tổng Cuộc Túc Cầu VN cấp phát mùa 1972-1974 đều có hiệu lực trong hai trận cầu này.
(NGUOI VIET Ngày Này Năm Cũ - Ngày 27-6 - http://www.nguoi-viet.com/)

Ba.
Tôi theo cha đến sân Thống Nhất (TP.HCM) lúc còn niên thiếu từ khi nơi này vẫn còn mang tên sân vận động Cộng Hòa. Thời đó, tôi say sưa với giọng tường thuật phát thanh của ông Huyền Vũ và xem không chán những cuộc trình diễn của các tên tuổi như Ngôn 1, Ngôn 2, Tư Lê, Trung “đầu hói”, Vinh “đầu hói”, Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn…, đặc biệt nhất là Tam Lang. Chính hình ảnh người trung vệ đội trưởng áo trắng Tam Lang và không khí cổ động đặc sệt chất Sài Gòn ở khán đài B dù mưa dù nắng đã nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu không bao giờ phai nhạt đối với đội bóng Cảng Sài Gòn sau này…(Duyên Trường_báo Tuổi Trẻ, Thứ tư , 3 / 6 / 2009, 3: 58 (GMT+7))
***
Không phải là Nhà hát của những giấc mơ, không phải là Công viên của các hoàng tử (Parc des Princes), không phải là đấu trường La Mã (Stadio Roma) … Đơn giản đó chỉ là sân Thống Nhất.

CSGer_Dj:
1. Khoảng năm 1929 – 1931, người Pháp cho xây dựng một vận động trường tại Chợ Lớn. Sân này được đặt theo tên của viên chủ tỉnh tên là Renault. Sau năm 1945, đổi thành sân Cộng Hòa. Là sân nhà của các đội như Ngôi Sao Chợ Lớn, Việt Nam Thương Tín, AJS (Association de la Jeunesse sporttive)…


2. Khoảng tháng 9/1975, GĐ Sở TDTT Lê Bửu cố vấn cho ông Võ Văn Kiệt đổi tên thành Thống Nhất (chỗ này có hai ý kiến khác nhau: Lê Bửu nói đổi tên đúng dịp 2/9 những Nguyễn Nguyên thì bảo sau đó hai tháng)
3. Cổng chính đi vào khán đài A nằm trên đường Nguyễn Kim (Vì trụ sở của HFF đặt bên đường Đào Duy Từ nên mới lấy 138 làm địa chỉ), khán đài B,D đi cổng này luôn. Còn khán đài C thì đi cổng Tân Phước. Bữa nào đi xem đá banh mà quên xin vợ vài xị, vài chai thì để cái điện thoại di động lại mới về nếu lỡ đi cổng này.


4. Trước khi có Mỹ Đình, Thống Nhất là sân vận động lớn và hiện đại nhất Việt Nam (Sân Cần Thơ tuy có hơn 50.000 chỗ nhưng chỉ để đua xe gắn máy). Những năm 90, được cải tạo lên thành 25 ngàn chỗ ( khán đài B,C,D đều là chỗ nằm) được dùng làm nơi thi đấu bóng đá cấp thành phố, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, còn là nơi tổ chức các giải đấu điền kinh trong nước và quốc tế. Lúc bấy giờ Thống Nhất là sân Vận động Quốc Gia, mãi đến 2003 mới lấy Mỹ Đình (40.000 chỗ) làm natiolal stadium.


5. Đợt sửa chữa lớn gần đây đã để lại nhiều tai tiếng. TPHCM đăng cai tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ V, năm 2006. Nhưng phải dời bộ môn điền kinh ra Đà Nẵng thi đấu vì không có đường chạy đúng chuẩn. Mãi đến cuối tháng 6/2007, mới cải tạo xong tất cả các hạng mục của sân Thống Nhất. Tổng kinh phí lên đến 14 tỷ đồng. Nhưng chỉ đến tháng 10/2008 thì lại lầy lội.


6. Ở giải vô địch quốc gia Việt Nam từ 1980, đây là sân nhà của Cảng Sài Sòn ( sau này là TMN-CSG, CLB TpHCM), Hải Quan, Sở Công Nghiệp, Công an TpHCM… Cá biệt, Thể Công cũng tính lấy sân này làm sân nhà (mùa ?) nhưng bị CĐV phản đối. Ở giải hạng nhất, là sân nhà của Bưu Điện, Ngân hàng Đông Á, Đá Mỹ Nghệ, Saigon United….


7. Ngoài những trận đấu tranh giải chính thức, sân Thống Nhất có những trận giao hữu lừng danh:
- Trận giao hữu Hải Quan (Quan Thuế cũ) 3 – 1 Ngân Hàng (Việt Nam Thương Tín cũ) ngày 2/9/1975. Đây là trận đấu đầu tiên trên sân Thống Nhất sau ngày 30/4/1975.
- Trận giao hữu Tổng Cục Đường Sắt 2 – 0 Cảng Sài Gòn, ngày 7/11/1976. Đây là cuộc chạm trán đầu tiên giữa bóng đá hai miền sau ngày thống nhất đất nước.
- Trận giao hữu cựu tuyển thủ Miền Nam – Malaysia ( không nhớ rõ, chỉ có điều phía bạn đòi phải có mặt cho bằng được Đỗ Thới Vinh tức Vinh “đầu sói”).
- Chia tay Tam Lang : cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn (1975-2003) – Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, ngày 23/9/2003.
- Chia tay Thế hệ vàng Việt Nam 3 – 3 Thái Lan , ngày 3/9/2005.
- Giao hữu Cựu tuyển thủ (mở rộng) Việt Nam 1–2 Pháp, ngày 8/4/2008.
- Giao hữu U-22 VN 2-4 Brazil ISC , 19h ngày 31/10/2008.
8. Lần đầu tiên kể từ khi giải Vô địch quốc gia Việt Nam ra đời năm 1980, mùa bóng 2010 sẽ không có đội nào lấy làm sân nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét